Trịnh Mạnh Cường - 09:49 04/03/2024
Mở hộp & Đánh giáCùng đánh giá hiệu năng Unisoc Tiger T612, vi xử lý giá rẻ xuất hiện trên không ít trên mẫu điện thoại siêu rẻ tới từ thị trường Trung Quốc và nay đã xuất hiện tại Việt Nam. Sức mạnh của vi xử lý này có đủ mạnh? Hay quá yếu để sử dụng ở thời điểm 2024? Câu trả lời nằm trong bài viết đánh giá hiệu năng Unisoc Tiger T612 phía dưới đây.
Unisoc Tiger T612 là vi xử lý do thương hiệu chip của Trung Quốc đại lục thiết kế, được ra mắt vào ngày 1 tháng 5 năm 2022 với định vị phân khúc thuộc tầm giá rẻ cho các thiết bị smartphone phổ thông.
Cho nên những thiết bị được ưu tiên hướng tới người dùng sử dụng cơ bản với các nhu cầu phổ biến như lượt mạng xã hội Facebook, Tik Tok, Zalo, giải trí, chơi game nhẹ nhàng ở mức cơ bản.
Bảng thông số chi tiết của chip Unisoc Tiger T612
Unisoc Tiger T612 | |
Tiến trình | 12nm |
Cấu trúc | 2x 1.8 GHz – Cortex-A75 6x 1.8 GHz – Cortex-A55 |
GPU | Mali-G57 MP1 |
Trước khi đi vào những đánh giá chuyên sâu hơn, hãy cùng tới với điểm số AnTuTu của con chip này. Sau một số bài test của phần mềm AnTuTu V10, chip Unisoc Tiger T612 đã đạt được mức 245.141 điểm. Con số này tương đương với nhiều mẫu vi xử lý cũng phân khúc ra mắt vào năm 2022 như Snapdragon 680 huyền thoại từng được sử dụng trên mẫu smartphone quốc dẫn "Redmi Note 11 4G" bán chính hãng tại thị trường Việt Nam.
Trên các phiên bản ứng dụng cũ hơn như AnTuTu V9 thì chip Unisoc Tiger T612 có mức điểm ghi nhận sẽ thấp hơn đáng kể khi chỉ ở mức 176.172 điểm mà thôi. Điều này khiến cho hiệu năng của vi xử lý này thực sự không được đánh giá cao. Tuy nhiên chúng ta đừng quên rằng bản chất chip Unisoc Tiger T612 thuộc phân khúc giá rẻ, không phải tầm trung hay cận cao cấp, nếu so sánh với Snapdragon 870 hay Dimensity 1080 là một sự "ngớ ngẩn" lớn.
Về mặt điểm AnTuTu thì chip Unisoc Tiger T612 đã thể hiện khá ổn, dù không phải đột phá nhưng cũng không thua thiệt nhiều so với các mẫu vi xử lý tới từ các tên tuổi lớn hơn như Qualcomm hay MediaTek. Điều này là hoàn toàn chấp nhận được với một hãng sản xuất vi xử lý non trẻ.
Sau điểm số AnTuTu, chúng ta sẽ cùng tới với màn thể hiện của chip Unisoc Tiger T612 trên phần mềm chấm điểm hiệu năng GeekBench. Khác với AnTuTu, GeekBench chủ yếu được dùng để tham khảo sức mạnh của CPU nằm trong điện thoại dù cho phần mềm này có đầy đủ tính năng đánh giá sức mạnh GPU.
Cụ thể, chip Unisoc Tiger T612 đã đạt được mức điểm đơn nhân 418 và đa nhân là 1.499 điểm. Con số này cũng khá ổn, chính xác hơn thì tương đương với các đối thủ khác trong phân khúc giá rẻ này, dù không nổi trội nhưng cũng không hoàn toàn bị nép vế. Điều này phần nào nói lên thiết kế các nhân CPU của con chip Unisoc Tiger T612 này khá tiên tiến mới có thể đạt được sức mạnh như vậy.
Vi xử lý Unisoc Tiger T612 được thiết kế với 8 nhân CPU gồm 2 nhân hiệu năng cao Cortex-A75 chạy ở xung nhịp tối đa 1.8 GHz và điều thú vị là kỳ lạ là 6 nhân tiết kiệm năng lượng của con chip này là Cortex-A55. Điều mà lần đầu tiên xuất hiện trên các vi xử lý cho điện thoại. Bởi vì thông thường các nhân hiệu năng cao sẽ có xung nhịp tối đa cao hơn đáng kể so với các nhân CPU tiết kiệm năng lượng.
Lý giải cho các bố trí và định mức xung nhịp kỳ lạ này chỉ có thể là mục địch của nhà thiết kế khi tạo ra vi xử lý Unisoc Tiger T612 chính là tập trung tối đa vào khả năng tiết kiếm năng lượng, đảm bảo thời lượng Pin lâu dài nhất có thể cho smartphone thay vì một chút sức mạnh tức thì khi mở ứng dụng, khác biệt giữ 0.2 GHz trên các smartphone giá rẻ là không đáng kẻ và rất khó để nhận ra.
Một yếu tố khác mà chúng ta cần cân nhắc tới khi đánh giá hiệu năng của con chip này chính là tiến trình sản xuất. Vi xử lý Unisoc Tiger T612 được khắc thạch bản bằng tiến trình 12nm trên dây truyền của TSMC. Ở thời điểm hiện tại 12nm đã thực sự khá cũ nó tương đương với chip Snapdragon 665 cũ cách đây 3 năm cũng sử dụng tiến trình này. Và hạn chế chính là hiệu năng không mạnh đi kèm với nhiệt độ khá cao nếu chạy tối đa công suất.
Được thiết kế bởi ARM Holdings, Mali-G57 là dòng chip đồ họa tầm trung thường thấy trên các vi xử lý xây dựng dựa trên cấu trúc của ARM. Mali-G57 MC1 (môt số bản là MP1) là một biến thể mà hãng giới thiệu lần đầu vào giữa năm 2020 trong Unisoc T616.
Được xây dựng dựa trên kiến trúc Valhall dành cho điện thoại thông minh, mẫu GPU này hỗ trợ tất cả các API đồ họa hiện đại như OpenGL ES 3.2, Vulkan 1.1, OpenCL 2.0 và Renderscript. ARM sản xuất Mali-G57 MC1 trên tiến trình 7 nm, với 1 lõi hoạt động ở xung nhịp 750 MHz khi xử lý đồ họa, giúp cải thiện hiệu năng khi chơi game.
Mali-G57 MC1 được kỳ vọng sẽ tăng hiệu suất của thiết bị lên khoảng 30% so với Mali-G52. Ngoài ra, chip đồ họa này cũng hỗ trợ kỹ thuật kết xuất cao cấp cho thực tế ảo và cải thiện khả năng tính toán nhanh hơn lên đến 60% so với thế hệ trước đối với các tác vụ máy học.
Cả Mali-G57 và Mali-G57 MC1 đều cung cấp hình ảnh chân thực và hiệu suất cao so với phân khúc, hỗ trợ độ phân giải lên tới 4K, 8K. Do đó, GPU này không chỉ dành cho thiết bị di động mà còn có thể tích hợp vào các sản phẩm thông minh khác như SmartTV, TVBox.
Ngoài hiệu suất, Mali-G57 MC1 cũng có những cải tiến đáng kể về hiệu quả sử dụng năng lượng, giúp kéo dài tuổi thọ pin của thiết bị. Điều này có nghĩa là người dùng có thể thưởng thức trò chơi có đồ họa cao, xem video và chia sẻ nội dung trong thời gian dài hơn.
Tóm lại hiệu năng của GPU Mali-G57 MC1 ở mức đủ dùng với các nhu cầu cơ bản trên smartphone, bạn có thể xem phim thậm chí chơi game nhẹ nhàng. Nhưng với các game quốc dân như Liên Quân Mobile và Free Fire thì nên thiết đặt ở mức setting đồ họa thấp nhất để tránh tình trạng giật lag.
Dựa trên các điểm số cùng như phân tích sâu về hiệu năng, thông số CPU và GPU, chúng ta có thể đi tới kết luận rằng: Vi xử lý Unisoc Tiger T612 phù hợp với mức giá rẻ, đủ đáp ứng các như cầu làm việc và giải trí cơ bản của đa số người dùng. Ưu điểm là giá thành cực rẻ con chip đem lại cho smartphone.
Trên đây là bài viết đánh giá hiệu năng Unisoc Tiger T612 của MobileCity, bạn có thấy con chip này đang dần bị lỗi thời?
Hỏi đáp & đánh giá Đánh giá hiệu năng Unisoc Tiger T612: Điểm AnTuTu, GeekBench
0 đánh giá và hỏi đáp
Bạn có vấn đề cần tư vấn?
Gửi câu hỏi