Hoàng Văn Hùng - 16:58 13/05/2022
Góc kỹ thuậtRAM và bộ nhớ trong điện thoại là gi? Vì sao iPhone có ít RAM hơn mà vẫn chạy mượt hơn Android? Hãy cùng MobileCity tìm hiểu câu trả lời trên.
Hiện nay, chúng ta không khó để tìm thấy các thiết bị Android có dung lượng RAM lên đến 12GB gấp đôi iPhone 13 Pro Max. Thậm chí, các thiết bị Gaming Phone còn có RAM lên tới 16, 18GB. Và thực tế, các thiết bị iPhone tuy RAM mới chỉ là 3 hay 4GB nhưng vẫn chạy mượt và đa nhiệm tốt hơn một số smartphone Android có dung lượng RAM 6-8GB. Vậy, tại sao iPhone có ít RAM hơn mà vẫn chạy mượt hơn Android? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
RAM là thuật ngữ viết tắt của Random Access Memory, nghĩa là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Dung lượng RAM cho biết số lượng chương trình mà bạn có thể mở trong nền của điện thoại, máy tính bảng. Dung lượng RAM càng lớn thì người dùng càng chạy đa nhiệm được càng nhiều ứng dụng, phần mềm.
Bộ nhớ trong hay còn gọi là ROM, thuật ngữ viết tắt của Read-Only Memory. ROM cho biết số lượng chương trình mà người dùng có thể cài đặt lên thiết bị, dung lượng ảnh, tài liệu, nhạc, bài hát, video mà bạn có thể lưu trữ.
Khi người dùng mở nhiều ứng dụng lúc sử dụng điện thoại, đối với các thiết bị có bộ nhớ RAM ít dung lượng không đủ tải, hệ thống của điện thoại sẽ tự động đóng một số ứng dụng không cho chạy nền nữa để tối ưu cho ứng dụng đang được sử dụng. Quá trình này được gọi là “killing the background”.
Khi điện thoại thường xuyên bị “killing the background” sẽ làm cho việc mở lại ứng dụng mất thời gian hơn dẫn đến người dùng cảm thấy không được mượt mà. Từ đó, ảnh hưởng đến hiệu hiệu năng và thời lượng pin trên thiết bị.
MobileCity xin liệt kê 3 lý do phổ biết khiến iOS chạy mượt mà và đa nhiệm tốt với dung lượng RAM thấp:
Quá trình sử dụng điện thoại hàng ngày, các ứng dụng và chương trình người dùng chạy là hoạt động tương tự nhau. Vậy, tại sao các thiết bị Android yêu cầu bộ nhớ RAM nhiều Apple? Đó là do, Android sử dụng nền thực: khi ứng dụng chạy nền bị treo ở chế độ nền chiếm một dung lượng bộ nhớ nhất định, khi bạn mở càng nhiều ứng dụng máy sẽ ra lệnh cho hệ thống sử dụng nhiều bộ nhớ hơn và đến một giới hạn hệ thống sẽ đẩy một số ứng ngẫu nhiên ra khỏi chế độ chạy nền.
Còn chế độ chạy nền của iOS là nền ảo, khi ứng dụng ở chế độ nền, các hoạt động của nó sẽ bị tạm ngừng nên xem như không chiếm bộ nhớ RAM hoặc rất ít. Do đó, khi bạn mở thêm các ứng dụng khác thì các ứng dụng bạn đã mở trước đó sẽ tạm thời dừng lại nhường bộ nhớ cho ứng dụng đang chạy.
Cơ chế hoạt động của TOMBSTONE:
Khi người dùng đang sử dụng một ứng dung mà tạm thời không dùng nữa thì hệ thống sẽ ghi nhớ lại trạng thái tương ứng với thời điểm ứng dụng tạm thời không dùng. Chương trình sau đó sẽ ở trạng thái đóng băng, Khi người dùng mở lại ứng dụng đó, chương trình sẽ tiếp tục với trạng thái thời điểm ngay trước khi người dùng tạm dừng sử app. Do đó, cơ chế TOMBSTONE của iOS tiết kiệm bộ nhớ hơn Android khi ứng dụng ở chế độ nền.
Thế nên, khi cùng một số lượng ứng dụng nền đang chạy, iOS yêu cầu bộ nhớ RAM ít hơn nhiều so với Android.
Cơ chế Sandbox của iOS cũng đòi hỏi dung lượng RAM ít. Android là hệ điều hành mở có độ phân mảnh cao và không có hệ thống xét duyệt chặt chẽ. Hơn nữa, các lập trình viên khi viết ứng dụng thường thực hiện tối ưu trên iOS trước, nên các bản vá cập nhật cũng không được khắc phục nhanh chóng như trên iOS. Điều này dẫn đến rất nhiều ứng dụng hoạt động lộn xộn. Các ứng dụng này cũng có các hành vi đánh lừa, khởi động ngẫu nhiên và đòi quyền truy cập vào hệ thống mà không cần thiết.
Trái lại, với iOS thì khác, tất cả các ứng dụng trong kho App Store cần phải trải qua quá trình đánh giá, xét duyệt khét khe của của Apple và chúng cần sự đồng ý của người dùng để có được quyền truy cập vào hệ thống. Sau khi bạn chủ động thoát ứng dụng, hệ thống sẽ tắt hoàn toàn ứng dụng và tất cả các tiến trình.
Ngoài ra, mỗi ứng dụng được đặt trong một Sandbox là độc lập và không thể can thiệp vào quyền truy cập của nhau. Do đó, dưới sự kiểm soát chặt chẽ, phần mềm iOS có yêu cầu RAM nhỏ hơn nhiều so với Android.
Việc các thống báo gửi đến các áp được hệ thống iOS đẩy đồng nhất đến người dùng qua máy chủ Apple cũng làm dung lượng RAM được dùng ít hơn. Tính năng đó hầu như sẽ sử dụng RAM của hệ thống vào thời điểm đó.
Android là hệ điều hành có mã nguồn mở và được hầu hết các hãng sản xuất smartphone sử dụng, và tính năng đẩy thông báo với các hãng là không giống nhau giữa các hãng. Do đó sẽ không có một dịch vụ thông báo đồng nhất giữa các thương hiệu này. Vì vậy, để sử dụng mục đích thông báo bạn sẽ phải sử dụng một ứng dụng của bên thứ 3.
Trên đây là 3 lý do chính khiến các thiết bị iOS không cần nhiều RAM như Android mà máy vẫn chạy mượt. Nếu bạn đọc muốn trải nghiệm khả năng tối ưu RAM tốt trên iOS hãy tham khảo các sản phẩm iPhone cũ giá tốt đang được bán tại MobileCity cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Hỏi đáp & đánh giá Vì sao iPhone có ít RAM hơn mà vẫn chạy mượt hơn Android?
0 đánh giá và hỏi đáp
Bạn có vấn đề cần tư vấn?
Gửi câu hỏi