So sánh Temu vs Shopee, đâu là vua thương mại điện tử ở Việt Nam?

Cùng so sánh so sánh Temu vs Shopee, hai sàn thương mai điện tử đang có mặt tại Việt Nam, nhưng kinh nghiệm và tiềm lực hoàn toàn khác biệt.

Bạn nghĩ Temu non trẻ có đủ khả năng để cạnh tranh với kẻ sừng sỏ như Shopee hay không? Khác biệt về các khía cạnh đường lối giữ chúng như thế nào? Câu trả lời nằm trong bài viết so sánh Temu vs Shopee dưới đây.

So sánh Temu vs Shopee

Shopee đã là cái tên vốn đã quá quen thuộc với người dùng ở Việt Nam trong 3 năm trở lại đây, dường như không có đối thủ cạnh tranh đủ tầm để cạnh trên lại thương hiệu này.

Hiển nhiên Shopee vẫn là sàn thương mại điện tử quốc dân tại nước ta cho tới thời điểm hiện tại. Nhưng điều đó có vẻ như sắp thay đổi vì sự xuất hiện của Temu, vào thời điểm nửa cuối tháng 10.

Trong thời gian tới cuộc cạnh tranh giữa Temu và Shopee sẽ bước vào giai đoạn cực kỳ khốc liệt khi mà kẻ đến sau đang tìm mọi cách để chiêu mộ người nhà bán hàng và bành trướng trên thị trường bằng loạt chiến lược "đốt tiền" cực mạnh.

Bảng so sánh Temu vs Shopee

Tiêu chí Temu Shopee
Phạm vi thị trường Quốc tế, tập trung vào thị trường toàn cầu Khu vực Đông Nam Á, Đài Loan và mở rộng ra quốc tế
Mô hình bán hàng B2C (Business to Consumer) C2C (Consumer to Consumer) & B2C
Nguồn hàng Nhà cung cấp quốc tế, chủ yếu từ Trung Quốc Nhà cung cấp quốc tế và địa phương
Chiến lược giá cả Giá rẻ, hàng hóa trực tiếp từ nhà sản xuất Giá đa dạng, phụ thuộc vào nhiều nguồn cung
Khuyến mãi Các chương trình giảm giá lớn, affiliate mạnh Khuyến mãi lớn (9.9, 11.11, 12.12), voucher, hoàn xu,...
Thanh toán Quốc tế, không phụ thuộc địa phương Đa dạng cả địa phương và quốc tế (bao gồm cả COD tại Đông Nam Á)
Vận chuyển Giao hàng quốc tế, chi phí thấp hoặc miễn phí Vận chuyển nhanh tại khu vực Đông Á
Thời gian giao hàng Có thể lâu do vận chuyển quốc tế Nhanh, đặc biệt trong nước và khu vực
Tính năng bổ sung Có thể lâu do vận chuyển quốc tế Nhanh, đặc biệt trong nước và khu vực
Tính năng bổ sung Đơn giản, tập trung vào bán hàng Nhiều tính năng xã hội: Shopee Live, Shopee Games
Affiliate Mạng lưới affiliate mạnh Chương trình affiliate kết hợp với KOLs
Trải nghiệm người dùng Giao diện đơn giản, ít tính năng tương tác Giao diện thân thiện, tính năng tương tác sâu rộng
Đối tượng người dùng Người mua toàn cầu tìm kiếm giá rẻ Người dùng khu vực và quốc tế
Quy mô thị trường Phát triển mạnh tại thị trường quốc tế, chủ yếu ở Bắc Mỹ và châu Âu Thông tin từ Đông Nam Á, Đài Loan, phát triển mạnh ở Brazil
Quy mô vốn/Định giá Công ty mẹ Temu, PDD Holdings, định giá khoảng 100 tỷ USD (2023) Công ty mẹ Shopee, Sea Group, có vốn hóa thị trường khoảng 25-30 tỷ USD (2023)

Quy mô thị trường, phạm vi thị trường và nguồn hàng hóa

Theo KrASIA, Temu đang có sự phát triển ấn tượng trên quy mô toàn cầu, với tổng giá trị giao dịch đạt 20 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, vượt qua thành tích của cả năm trước. Đến tháng 7, nền tảng này đã có mặt tại hơn 70 quốc gia và khu vực trên toàn cầu.

Kể từ đó, ứng dụng Temu liên tục dẫn đầu về số lượt tải trên toàn thế giới, với gần 152 triệu người dùng tại Mỹ hàng tháng, và hàng hóa được vận chuyển đến khoảng 50 quốc gia khác nhau.

So sánh Temu vs Shopee: Temu có hơn 152 triệu người dùng
Temu có hơn 152 triệu người dùng

Shopee dẫn đầu về lượng truy cập website tại Đông Nam Á, đạt 89 triệu lượt mỗi tháng. Thậm chí, tổng lượt truy cập của Lazada và Tiki cộng lại chỉ bằng một nửa so với Shopee (theo iPrice, 2021).

Đến năm 2022, Shopee đã ghi nhận hơn 160 triệu tài khoản hoạt động. Trong số đó, khoảng 6 triệu tài khoản được sử dụng để bán hàng, bao gồm hơn 7.000 thương hiệu và nhà phân phối từ khắp nơi trên thế giới. Shopee là một sàn thương mại điện tử đa quốc gia, hiện diện tại 7 quốc gia trong khu vực Châu Á.

So sánh Temu vs Shopee: Shopee dẫn đầu về lượng truy cập website tại Đông Nam Á
Shopee dẫn đầu về lượng truy cập website tại Đông Nam Á

Đối tượng người dùng, trải nghiệm sử dụng

Cả Shopee và Temu đều hướng tới đối tượng người dùng thuộc mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu họ sẽ tập trung vào người dùng trẻ từ 16 tới 35 tuổi.

Ưu thế của Temu là cho phép cả trẻ em lập tài khoản và mua sắm trên nền tảng này, nhưng thực ra điều này còn phụ thuộc vào pháp luật của các quốc gia. Nhưng điều này vẫn mang tới số lượng khách hàng đông đúc hơn.

So sánh Temu vs Shopee: Cả Shopee và Temu đều hướng tới đối tượng người dùng trẻ tuổi
Cả Shopee và Temu đều hướng tới đối tượng người dùng trẻ tuổi

Về trải nghiệm người dùng thì Shopee cho tới nay vẫn được đánh giá tốt hơn vì kinh nghiệm vận hành và tối ưu giao diện người dùng của ứng dụng trên điện thoại và web tốt hơn Temu.

Chiến lược giá cả và khuyến mại

Ban đầu Shopee, hướng tới việc phá giá và miễn phí giao hàng trong một thời gian tương đối dài nhưng khi đã có được sự tin tưởng của người sử dụng thì bắt đầu hạn chế chính sách ưu đãi giá ship.

Temu khi tiến vào thị trường Việt Nam cũng áp dụng chiến lược tương tự như Shopee nhưng giá thậm chí còn rẻ hơn nhiều, thực sự là phá giá của phá giá.

So sánh Temu vs Shopee: Chiến lược giá cả và khuyến mại
Chiến lược giá cả và khuyến mại

Chưa hết, để lôi kéo các nhà bán hàng vào nền tảng của mình thì Temu còn tung ra mức phí sàng rẻ hơn Shopee đáng kể chính điều này càng khiến giá bán của các mặt hàng trên Temu rẻ hơn đối thủ.

Về số lượng khuyến mãi, Temu kém đa dạng chủng loại hơn so với Shopee tuy nhiên về mức độ giảm sâu thì Temu lại cho thấy sàn thương mại điện tử này đang làm tốt hơn.

Affiliate, chiến lược quảng bá và tính năng bổ sung

Shopee giai đoạn đầu không quá coi trọng lối tiếp thị liên kết, còn gọi là Affiliate, mãi cho tới khoảng thời gian 2 năm gần đây họ quan tâm và lan rộng hình tướng quảng bá này.

So sánh Temu vs Shopee: Shopee coi trọng việc live stream bán hàng
Shopee coi trọng việc live stream bán hàng

Thay vào đó Shopee coi trọng việc live stream bán hàng trên nền tảng, đưa những người có ảnh hưởng lớn đối với nhiều cộng đồng khác nhau vào để làm video quảng cá, phát trực tiếp để thu hút các fan mua hàng qua Shopee.

Khác hẳn với đối thủ, Temu ngay từ những ngày đầu tiên gia nhập thị trường Việt Nam đã vận dụng tối đa chiến lược tiếp thị liên kết, tặng rất nhiều tiền cho những người giới thiệu tới người khác để có thêm lượt tải ứng dụng, tạo tài khoản và mua những đơn hàng đầu tiên.

Thanh toán, giao hàng và bảo hành

Temu không chỉ nổi bật với mức giá rất cạnh tranh mà còn có chính sách miễn phí vận chuyển và cho phép khách hàng trả hàng trong vòng 90 ngày. Bên cạnh đó, nền tảng này thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để khuyến khích người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn.

Để đối phó với những thách thức trong ngành, Temu đã xây dựng một hệ thống logistics riêng biệt, cho phép xử lý đơn hàng từ nhiều vị trí khác nhau.

So sánh Temu vs Shopee: Shopee có tốc độ giao hành nhanh hơn Temu
Shopee có tốc độ giao hành nhanh hơn Temu

Người bán có thể gửi hàng bằng đường bộ từ Quảng Châu đến Bangkok, giúp rút ngắn thời gian giao hàng xuống dưới 5 ngày, nhanh hơn so với phương thức vận chuyển bằng đường biển, mặc dù chi phí có thể cao hơn một chút.

Shopee mạnh ở các đơn hàng giao trong ngước, hoặc đơn hàng đặt từ nhà bán hàng ở Trung Quốc và giao tới các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt với tốc độ giao hành nhanh hơn Temu.

Quy mô vốn hóa và định giá

Temu thuộc sở hữu của tập đoàn hàng đầu Trung Quốc PDD Holdings - "một quái vật trong ngành thương mại điện tử Trung Quốc", theo Shaun Rein, người sáng lập China Market Research Group. Công ty mẹ của Temu có giá trị khoảng 100 tỷ đô la Mỹ.

Trong khi đó, Shopee thuộc sở hữu của tập đoàn Sea Group, có vốn hóa thị trường khoảng 25-30 tỷ USD (theo dữ liệu thống kê năm 2023).

So sánh Temu vs Shopee: Shopee thuộc sở hữu của tập đoàn Sea Group
Shopee thuộc sở hữu của tập đoàn Sea Group

Dựa trên những kinh nghiệm tại thị trường tiêu dùng Trung Quốc, PDD Holdings đã mở rộng ra nước ngoài với Temu, sử dụng cùng một mô hình mà Pinduoduo tạo dựng được thành công trong nước.

Điểm nổi bật của Temu là bán sản phẩm với giá cực rẻ. Bạn có thể mua giày với giá 300 nghìn, vòng cổ với giá 30 nghìn và bàn phím không dây với giá 200 nghìn. Trên thực tế, bất cứ thứ gì bạn nghĩ đến đều có thể mua với giá dưới 1 triệu đồng trên Temu.

So sánh Temu vs Shopee: Temu sở hữu lượng vốn lớn lớn hơn, mạnh tay chi tiền quảng bá dịch vụ
Temu sở hữu lượng vốn lớn lớn hơn, mạnh tay chi tiền quảng bá dịch vụ

Như vậy mỗi bên đều có những thế mạnh riêng, Temu sở hữu lượng vốn lớn để quảng bá, thu hút khách hàng, phá giá sản phẩm. Trong khi đó cái tên Shopee lại giàu kinh nghiệm, đã có sự ưa thích đáng kể từ người sử dụng ở nhiều quốc gia.

Trên đây là bài viết so sánh Temu vs Shopee của MobileCity, mong rằng đã giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về hai sàn thương mại này.

Được viết bởi
Giới thiệu ngắn về Đỗ Đức Sang Đỗ Đức Sang là Trưởng Phòng Content Marketing của MobileCity. Mình rất thích sách và cũng thích viết nữa. Mình luôn thích viết ra những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân ở bất cứ khoảnh khắc nào đặc biệt để lưu giữ lại làm kỉ niệm. Với bản thân Đỗ Đức Sang, viết chính là gửi gắm lại những cảm xúc, cảm nhận, đánh giá chân thực nhất của mình với một vấn đề nào ...

Hỏi đáp & đánh giá So sánh Temu vs Shopee, đâu là vua thương mại điện tử ở Việt Nam?

5/5

0 đánh giá và hỏi đáp

5 Sao
compelete
0
4 Sao
compelete
0
3 Sao
compelete
0
2 Sao
compelete
0
1 Sao
compelete
0

Bạn có vấn đề cần tư vấn?

Gửi câu hỏi

Bạn chấm bài viết này bao nhiêu sao?

Bạn cần hỗ trợ?