Hoàng Văn Hùng - 17:01 29/06/2022
Góc kỹ thuậtCác hình thức lừa đảo qua mạng, điện thoại ngày càng tinh vi và rất nhiều người mắc bẫy. Theo dõi, tìm hiểu cách phòng tránh lừa đảo trên mạng và báo cáo đến an ninh mạng Việt Nam.
Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển nhanh như vũ bão, kéo theo nhiều tiện lợi, nhưng cũng không ít tình huống dở khóc dở cười khi người dùng internet, mạng điện thoại di dộng bị các cá nhân, tổ chức xấu lừa đảo, chiếm đoạt tiền. Hình thức của chúng càng ngày càng tinh vi, khó phát hiện khiến nhiều người không thể nhận ra được mà chuyển tiền cho lũ bất lương. Vậy làm thế nào để biết được các chiêu trò lừa đảo đó? Hãy cùng MobileCity tìm hiểu cách phòng tránh lừa đảo trên mạng để biết thủ đoạn cũng như cách báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ xử lý.
Để biết cách phòng tránh lừa đảo thì trước hết, chúng ta cần nắm được các đối tượng lừa đảo áp dụng các hình thức nào để thực hiện hành vì xấu. Các tính huống đó có dễ dàng nhận biết hay không? Nào! chúng ta cung tìm hiểu ngay bây giờ.
Lừa đảo trên mạng hay qua các cuộc gọi, tin nhắn có vô vàn tình huống khác nhau. Và tình huống đó có thể được đúc kết lại thành các hình thức sau:
Các đối tượng sử dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok, Viber... để kết bạn, làm quen với nạn nhân, ban đầu tạo lòng tin bằng cách cho những món quà nhỏ, tiền. Cũng có trường hợp tán tỉnh và trở thành tình nhân yêu xa qua mạng. Sau một thời gian tạo được niềm tin tuyệt đối, đối tượng sẽ thông báo gửi quà, tiền mặt với giá trị rất lớn (đủ để làm nạn nhận bị thôi miên), lấy lý do vận chuyển bằng đường hàng không giá rất cao nên cần bạn đóng phí vận chuyển. Sau đó, một nghi phạm người Việt Nam, hoặc người nước người nói Tiếng việt (hoặc bất cứ tiếng gì mà bạn có thể hiểu) giả danh nhân viên sân bay, hải quan, thuế vụ gọi điện đến yêu cầu bạn chuyển tiền phí vận chuyển.
Các đối tượng sẽ viện ra nhiều lý do để nạn nhân chuyển tiền nhiều lần vào tài khoản ngân hàng mà đối tượng đã cung cấp cho nạn nhân. Khi nạn nhân không còn khả năng tiếp tục gửi tiền, đối tượng sẽ xóa ngay quan hệ Facebook, Zalo, Viber... và bỏ luôn số điện thoại dùng để liên lạc với người bị hại. Khi đó nhận ra, mình bị lừa thì đã quá muộn.
Hành vi lừa đảo khác là mạo danh cảnh sát, công tố viên, tòa án hoặc cơ quan chính phủ. Các đối tượng có thể sử dụng phần mềm nâng cao (Voice over IP - một phương pháp thực hiện cuộc gọi bằng ứng dụng truyền giọng nói qua mạng bằng máy tính và ngụy trang số điện thoại hiển thị trên màn hình) để giả mạo số điện thoại và thông báo với nạn nhân mình là nhân viên bưu điện hay viên chức cơ quan chức năng. Và thông báo cho người bị hại là họ nợ cước điện thoại rất nhiều do bưu kiện không nhận được tiền thanh toán cước phí trong thời gian dài hoặc bạn liên quan đến các vụ án nghiêm trọng. Ở giai đoạn này, nghi phạm nối mạng cho nạn nhân nói chuyện với một đối tượng khác đóng giả là cán bộ công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án) đang đang điều tra về vụ án nghiêm trọng có liên quan đến người bị hại và có thể sẽ bị khởi tố. Điều này khiến nạn nhân sợ hãi, ngại cung cấp, khai báo thông tin cá nhân.
Sau đó, có thể yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản được chỉ định, cung cấp mã OTP để chuyển tiền vào tài khoản của chính họ, hoặc tải ứng dụng giả mạo "Bộ Công an" cho nạn nhân và cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng. Yêu cầu quyền truy cập xác nhận thông tin để xác định phạm vi điều tra. Các đối tượng sau đó chiếm đoạt tài khoản của nạn nhân và chuyển tiền từ nhiều tài khoản khác để chiếm đoạt tài sản.
Đối tượng tạo tài khoản mạng xã hội (Facebook, Zalo ...) giống hoặc chiếm dụng tài khoản mạng xã hội bằng cách hack của người khác. Rồi gửi tin nhắn đến các tài khoản là bạn bè, người thân trong danh sách bạn bè của chủ tài khoản bị hack (bị giả mạo) để vay tiền.
Người bị hại được cung cấp số tài khoản ngân hàng để chuyển tiền, hoặc gửi thông báo chuyển tiền giả có đường dẫn đến trang web của ngân hàng giả mạo, yêu cầu nạn nhân truy cập và xác minh. Kết hợp với mã OTP của ngân hàng lừa đảo lấy được từ nạn nhân, nó kiểm soát tài khoản ngân hàng trên mạng internet và biển thủ toàn bộ tiền từ tài khoản ngân hàng của nạn nhân.
Đối tượng sử dụng Facebook Messenger, hay SMS để nhắn tin cho nạn nhân thông báo trúng thưởng tài sản có giá trị cao (như: xe máy, điện thoại, đồng hồ, máy giặt...) hoặc có thể trúng tiền mặt (phiếu quà tặng, phiếu đổ xăng…). Sau đó, yêu cầu nạn nhân phải nạp tiền qua thẻ điện thoại hoặc chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng để làm thủ tục nhận thưởng.
Việc chuyển và nạp thẻ phải được hoàn tất trong vòng 60 đến 90 phút hay càng sớm càng tốt, nếu không giải thưởng không nhận được sẽ được chuyển cho người khác. Ngoài ra, trên trang web nơi hoàn tất quá trình đăng ký, thông tin nhà tài trợ được thiết lập chi tiết, bao gồm tên và địa chỉ của người chiến thắng trước đó, ID của nhân viên hỗ trợ, để nhận giải thưởng. Bảo mật và chuyển khoản theo yêu cầu của đối tượng.
Một thủ đoạn khác là đôi tượng liên hệ để kinh doanh đa cấp, đầu tư thông qua sàn giao dịch tiền ảo, sàn ngoại hối hoặc khai thác tiền kỹ thuật số. Nghi phạm gọi điện tư vấn, gửi tin nhắn, đăng quảng cáo, chào mời khách hàng qua mạng xã hội (Zalo, Facebook…), tổ chức hội thảo lớn, mời những người tự xưng là chuyên gia trong lĩnh vực tài chính đến và chia sẻ của bạn trải qua.
Các sàn giao dịch đều được quảng cáo là có xuất xứ từ nước ngoài, liên kết với sàn giao dịch điện tử hàng đầu thế giới, cam kết cho phép người đầu tư hưởng lãi suất cao và vô cùng an toàn, có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà không cần đầu tư chất xám và thời gian, dẫn đến nhiều người cùng tham gia với hình thức đầu tư tiền kỹ thuật số, một thời gian sau sở giao dịch thông báo đóng cửa do bảo trì hoặc không truy cập được, khách hàng không thể đăng nhập rút tiền hoặc mất hết tiền kỹ thuật số trong tài khoản.
Nghi phạm lợi dụng và xây dựng hệ thống đầu tư kinh doanh, chơi lan đột biến. Hiện, việc chơi lan đang trở thành trào lưu tham gia của nhiều tầng lớp, thành phần trong xã hội, trở thành kẻ hám lợi, hám của đối với một số người. Các đối tượng thường lập nhóm, thuê nhà, trồng lan trong vườn rồi lập hội, nhóm thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube, Tiktok,... để quảng bá lan, quảng cáo, cung cấp trình chiếu, quay và phát LiveStream. Chúng tổ chức giao lưu, mua trực tiếp hoặc đấu giá trực tuyến các sản phẩm lan đột biến lên đến giá cao ngất.
Đối với giao dịch trực tiếp, đối tượng thu xếp để bên mua đến địa chỉ bên thuê để giao dịch. Sau khi giao dịch thành công, thu tiền xong, đối tượng khóa tài khoản, chặn thông tin liên lạc, bỏ khỏi khu thuê nhà.
Đối tượng lập địa chỉ email (thư điện tử) tương tự địa chỉ email của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, thực hiện giao dịch qua thư điện tử. Giả danh đối tác yêu cầu tổ chức, cá nhân chuyển tiền hợp đồng vào tài khoản ngân hàng của đối tượng và chiếm đoạt.
Những kẻ lừa đảo sẽ cố tình "chuyển nhầm" tiền cho nạn nhân sau khi lấy được thông tin cá nhân như tên, số điện thoại và thậm chí cả địa chỉ của người bị hại. Nghi phạm sẽ liên hệ với nạn nhân đóng giả là người đòi nợ từ các công ty tài chính. Và chúng yêu cầu nạn nhân hoàn trả khoản tiền khác như một khoản vay với lãi suất cao ngất ngưởng.
Khi chủ tài khoản bất ngờ nhận được tiền “chuyển nhầm” cho mình, cần thực hiện theo các bước sau: không sử dụng tiền vào việc chi tiêu cá nhân, nếu số tiền thật sự là chuyển nhầm sẽ có đại diện ngân hàng liên hệ làm việc, hoặc có người chủ động liên hệ với ngân hàng để thông báo chuyển nhầm.
Các đối tượng lừa đảo thành lập các công ty có văn phòng và nhân viên. Các công ty này cũng giống như doanh nghiệp đưa nhân viên đi làm việc ở nước ngoài, quảng cáo trên mạng xã hội Facebook, Zalo,...
Chúng thậm chí còn có một trang web để quảng bá các hoạt động kinh doanh và hình ảnh của họ để tuyển dụng và đào tạo, cũng như nơi người lao động đang làm việc ở nước ngoài.
Ngoài ra, các đối tượng này còn thành lập các công ty với tên gọi tương tự, nhân danh công ty có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để lừa đảo người lao động.
Do nhu cầu cần việc làm của nhiều người lao động, nhiều cá nhân, tổ chức đã tạo nên lớp vỏ bạn là công ty môi giới việc làm. Người lao động có thể làm ở trong và ngoài nước với việc nhẹ lương cao, có thể kiếm trên nghìn USD, mấy nghìn USD, thậm chí là mấy chục nghìn USD 1 tháng.
Mục đích của các công ty, tổ chức lừa đảo là nhằm vào các thanh niên, những người nhẹ dạ cả tin muốn làm ít mà được nhiều, muốn tìn việc nhẹ lương cao để nhận tiền hoa, hồng, chiết khấu.
Khi nhận được những thông tin tương tự như 1 trong các tình hình thức trên, hay nhân được bất kỳ lời đề nghị, đe dọa nào yêu cầu bạn chuyển tiền đến một tài khoản lạ. Hãy thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Chậm lại để suy nghĩ thấu đáo
Để đạt được mục đích, những đối tượng lừa đảo sẽ tạo ra các tình huống gây cho người nghe cảm thấy rất cấp bách, để chúng có thể lấn át khả năng phán đoán, nhận định của bạn. Việc cần làm lúc này là: Hãy dành thời gian và đặt câu hỏi nghi vấn để bạn có thể sáng suốt hơn và không bị dồn vào chân tường mà quyết định vội vàng dẫn đến sai lầm.
Nguyên tắc 2: Kiểm tra tức thì
Tìm hiểu thêm các tình huống tương tự liên quan để xác minh một cách chính xác thông tin bạn nhận được. Trong trường hợp, khi nhận được tin nhắn, cuộc gọi ngoài ý muốn, hãy tìm kiếm, tra cứu số của ngân hàng, cơ quan, cá nhân hay tổ chức đang gọi điện thoại hay nhắn tin của các đơn vị đó và trực tiếp liên hệ lại với họ. Nếu sự việc là thật thì họ sẽ xác nhận lại với bạn, còn không đúng thì bạn cũng đã biết số điện thoại, tài khoản mạng xã hội vừa liên hệ với mình là giả.
Nguyên tắc 3: Dừng lại, không gửi tiền hay bất cứ thông tin cá nhân nào
Không có cá nhân hoặc tổ chức nào tuyên bố sẽ thanh toán ngay tại tức thì và yêu cầu chuyển khoản mà không có biên lai, phiếu chi, hóa đơn xác nhận cả. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy giao dich không đáng tin thì đừng chuyển tiền, thông tin cá nhân cho những đối tượng đó.
Sự nỗ lực tập thể của các nhóm từ Trung tâm Giám sát An ninh Mạng Quốc gia (NCSC) và Google đang phối hợp làm việc cùng nhau để giúp người dùng phát hiện/nhận biết sớm các dấu hiệu lừa đảo.
Để tham gia cuộc chiến chống gian lận. Nếu đã từng là nạn nhân của những hình thức lừa đảo, hay chúng đang gọi điện thoại, nhắn tin để liên hệ với bạn, vui lòng báo cáo cho NCSC để ngăn chặn sự việc đáng tiếc xảy ra. Theo bài hướng dẫn sau:
Bước 1: Bạn truy cập vào trang canhbao.ncsc để tốt cáo lừa đảo. Tại đây bạn sẽ thấy 4 mục khác nhau và bạn chỉ cần chọn mục Gửi cảnh báo lừa đảo mạng.
Bước 2: Bạn điền thông tin, link web, tên miền, địa chỉ email giả mạo vào ô (1) > Thêm Thông tin bổ sung (2) về các tổ chức, cá nhận mà bạn nhận được thông tin lừa đảo. Các file ảnh, tài liệu liên quan, bạn tải lên đám mây Google Drive, One Drive... phân quyền và chia sẻ đường link tại ô (3)
Bạn điền thông tin của mình vào các mục (4), (5) và (6).
Sau khi điền đầy đủ thông tin chính xác, bạn nhấn Gửi để hoàn thành.
Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các hình thức lừa đảo, cách phóng tránh và cách tố cáo chúng với Đội ngũ của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), đề nhằm ngăn chặn kịp thời những hành vi lừa đảo của kẻ xấu.
Chúc bạn luôn an toàn và sáng suốt trong mọi trường hợp!
Hỏi đáp & đánh giá Cách phòng tránh lừa đảo trên mạng
0 đánh giá và hỏi đáp
Bạn có vấn đề cần tư vấn?
Gửi câu hỏi