Bùi Hà My - 10:10 09/12/2024
Góc kỹ thuậtCông thức tính diện tích hình thang là một trong những kiến thức toán học cơ bản thường xuyên được áp dụng trong cả học tập và cuộc sống. Chúng ta có thể áp dụng công thức này để giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhớ được công thức tính diện tích hình thang một cách chính xác và dễ hiểu.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tính diện tích hình thang, hãy tham khảo bài viết công thức tính diện tích hình thang của chúng tôi ở dưới nhé!
Hình thang là một trong những hình học cơ bản và không còn xa lạ với hầu hết mọi người. Tuy nhiên không phải lúc nào mọi người cũng nhớ hết được công thức tính diện tích hình thang, vì vậy bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho mọi người các công thức tính diện tích hình thang dễ hiểu nhất!
Công thức tính diện tích hình thang được tính dựa trên độ dài của hai cạnh đáy và chiều cao của hình thang. Công thức cụ thể được viết như sau: S =[(a+b)*h]/2.
Trong đó:
Để tính diện tích của hình thang có 2 góc vuông, ta cần biết độ dài của hai đáy và độ dài của đường cao. Cách tính diện tích như sau: S =[(a+b)*h]/2.
Trong đó:
Hình thang cân là hình thang có hai cạnh bên bằng nhau. Để tính diện tích hình thang cân, các bạn cũng áp dụng công thức tính diện tích hình thang như trên. Chiều cao vẫn được xác định là khoảng cách vuông góc giữa hai cạnh đáy. Công thức cụ thể vẫn là: S =[(a+b)*h]/2.
Ngoài việc áp dụng công thức như tính hình thang bình thường, bạn cũng có thể chia nhỏ hình thang cân ra để tính diện tích từng phần rồi cộng lại với nhau.
Ví dụ: hình thang cân ABCD có 2 cạnh bên AD và BC bằng nhau. Đường cao AH và BF, hình thang sẽ được chia ra thành 1 hình chữ nhật ABHF và 2 hình tam giác là ACH và BFD. Áp dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật cho ABHF và diện tích tam giác cho ACH và BFD sau đó cộng tất cả diện tích để tìm diện tích hình thang ABCD.
Khi phải tính diện tích hình thang mà bạn chỉ biết độ dài của đáy lớn, đáy nhỏ mà chưa biết độ dài của chiều cao. Hãy áp dụng định lý Pytago để tính được chiều cao, định lý này thường áp dụng trong hình thang vuông hoặc hình thang có thể chia thành hai tam giác vuông.
Sau khi tính được chiều cao, bạn có thể áp dụng công thức tính diện tích hình thang như thông thường.
Ví dụ 1: Tính diện tích hình thang biết độ dài 2 đáy lần lượt là 12cm và 8cm, chiều cao là 5cm.
Giải:
Diện tích hình thang là: (12 + 8) x 5 : 2 = 50 ( cm2)
Ví dụ 2: Một thửa ruộng hình bậc thang có đáy lớn bằng 100m. Đáy bé bằng 1 4 đáy lớn. Chiều cao hơn đáy bé 5m. Tính diện tích thửa ruộng đó.
Giải:
Độ dài của đáy bé là : 100 x 1/4 = 25(m)
Độ dài của chiều cao là : 25 + 5 = 30(m)
Diện tích là : ( 100 + 25) x 30 : 2= 1875 (m2).
Ví dụ 3: Hình thang cân ABCD có AB = 5cm, CD = 13cm, AD = 5cm. Tính diện tích hình thang ABCD?
Giải:
Gọi AH, BK là hai đường cao của hình thang. Khi đó, ABKH là hình chữ nhật ta tính được:
DH = CK = (CD - AB)/2 = (13-5)/2 = 4cm
Áp dụng định lí Pytago vào tam giác vuông BCK ta có:
BC2 = CK2 - BK2 = 25 - 16 = 9cm
Vậy diện tích hình thang ABCD là: S = AH x (AB + CD)/2 = 27cm2
Công thức tính diện tích hình thang trên đây không chỉ được áp dụng trong học tập mà còn trong đời sống hàng ngày. Việc áp dụng đúng công thức sẽ giúp chúng ta xác định đúng được các số đo liên quan đến hình thang. Nếu các bạn thấy bài viết công thức tính diện tích hình thang dưới đây hay, dễ hiểu, hãy theo dõi MobileCity để biết thêm nhiều kiến thức nhé!
Hỏi đáp & đánh giá Công thức tính diện tích hình thang chuẩn xác, đơn giản nhất
0 đánh giá và hỏi đáp
Bạn có vấn đề cần tư vấn?
Gửi câu hỏi