Đang cập nhật - 04:30 04/01/2018
Tin công nghệ===>>> Quái vật iPhone 7 Plus cũ giảm giá kịch sàn: https://mobilecity.vn/apple/iphone-7-plus-cu-prd2097.html
Hồi tháng 4/2017, trên thị trường iPhone lock xuất hiện một loại SIM ghép hoàn toàn mới so với các loại SIM đang có trên thị trường. Những lỗi kinh điển trước đây của iPhone lock khi sử dụng SIM ghép như: Kiểm tra tài khoản *101#, mạng 4G, kích hoạt iMessage,... đều được mẫu SIM mới này sửa được hết, vì vậy người dùng đã gọi dòng SIM này là "SIM ghép thần thánh".
Thế nhưng đến ngày 5/10 SIM ghép "thần thánh" đã bị "đột tử" là người dùng iPhone lock hoang mang vì không thể đổi SIM khác vào sử dụng hay "reset dòng 2". Sau đó hơn 1 tháng lại có mẫu SIM ghép mới nhưng không kích hoạt được với 1 số dòng iPhone đến từ nhà mạng Sprint (Mỹ).
Khoảng cuối tháng 11 SIM ghép "thần thánh" phiên bản 2 đã có và làm người dùng lại mừng thầm, nhưng lại không lâu (6/12) thì SIM ghép này lại bị khóa và tiếp tục có phiên bản thứ 3. Nhưng cũng chỉ được hơn 3 tuần, đến ngày 1/1/2018 phiên bản thứ 3 tiếp tục "đột tử" và bây giờ người dùng lại chờ phiên bản mới.
Có thể thấy trong khoảng 2 tháng gần đây, SIM ghép "thần thánh" cứ ra bản mới là nhanh chóng bị vô hiệu hóa. Liệu đây có phải là chiêu trò của những công ty sản xuất SIM ghép hay do Apple đã mạnh tay hơn trong việc xử lí iPhone lock?
Trước khi có kết luận, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua ICCID, đây là một dãy gồm 19 hoặc 20 ký tự, chúng được in trên bề mặt thẻ SIM và cả lưu trữ bên trong bộ nhớ của SIM. Nói tổng quát nhất thì ICCID giống như số chứng minh nhân dân dành cho SIM vậy.
Ví dụ: Trên thẻ SIM của nhà mạng AT&T, bảy chữ số đầu tiên là Số nhận dạng (IIN) gồm:
Tiếp đến là việc kích hoạt iPhone. Lần đầu tiên khi kích hoạt, iPhone sẽ yêu cầu chúng ta lắp SIM vào, theo mình mục đích để gửi ICCID có trong SIM và IMEI của máy lên server Apple.
Sau đó theo thông tin do thành viên trên Tinhte chia sẻ, server Apple sẽ trả lại mã key để từ đó máy được kích hoạt. Trong các tính năng của mã key sẽ có tính năng kích hoạt sóng trên SIM. Và đến đây chúng ta có 3 loại key sẽ được server Apple trả về.
Và hiện tại thì khi dùng SIM ghép "thần thánh", nếu bạn đang sử dụng SIM A sau đó tháo ra, gắn SIM B vào, máy sẽ yêu cầu kích hoạt lại. Như vậy SIM ghép "thần thánh" đã đánh lừa server Apple trả lại Key theo SIM.
Như vậy, dãy ICCID được cài đặt sẵn trong SIM ghép "thần thánh" phải là ICCID của SIM nhận được "Key theo SIM" mới đánh lừa được máy chủ của "Táo khuyết".
Sau khi đã tìm hiểu qua ICCID và cơ chế kích hoạt iPhone, kết hợp với thông tin mình đi nhận được từ nhiều nguồn, từ Group cộng đồng iPhone lock cho đến các diễn đàn, trang tin trong và ngoài nước. Việc SIM ghép thần thánh bị khóa là do Apple.
Các nhà mạng bán máy lock không thể can thiệp vào server của Apple, các công ty bán SIM lại càng không, việc họ ngầm thay đổi mã ICCID cũng không được vì ICCID đã được "đính" vào trong SIM ghép rồi. Vì vậy chính Apple đã chặn các mã ICCID này.
Thực ra cơ chế kích hoạt bằng ICCID giả đã có từ thời của iPhone 4 lock và Apple đã từng chặn lỗ hổng này vào năm 2012, nên bây giờ họ tiếp tục quét và phát hiện, ngăn chặn được các mã ICCID giả này là điều không mấy khó khăn.
Hiện tại, các loại SIM ghép thần thánh nếu được bán từ cùng một công ty làm SIM ghép sẽ có cùng mã ICCID, qua đó khi số lượng mã ICCID được gửi về server Apple trùng nhau quá nhiều, họ có thể phát hiện dễ dàng và chặn dãy ICCID đó.
Nhưng điều này không làm những kẻ bẻ khóa chùn chân, họ vẫn tìm ra được một dãy ICCID mới. Chính vì vậy mới có câu chuyện "nâng cấp" SIM ghép version 2 lên 3 hay sắp tới là 4 không mấy khó khăn vì chỉ cần người dùng nhập dãy ICCID mới cho SIM ghép là xong.
Và đây cũng chính là lúc những công ty chuyên bán SIM ghép tranh thủ kiếm lời. Thay vì có thể đưa ra mã ICCID sớm để người mua khắc phục, họ sẽ tung ra loạt SIM ghép mới với mã ICCD mới được nạp sẵn trong đó, qua đó làm người dùng phải mua SIM ghép khác nếu không muốn chờ đợi để nhập mã ICCID mới. Mã này thường sai khi SIM ghép bản mới bán được đủ số lượng (theo tin đồn) thì mới được công khai.
Hiện tại xét ở thị trường xách tay iPhone lock đang có giá thấp hơn iPhone quốc tế từ 1 đến 2 triệu đồng tùy đời máy. Nhưng với việc tiền mua SIM ghép nhiều khi lên tới 500 ngàn đồng (mua nhiều đợt để fix), cộng với những nỗi lo không biết khi nào SIM ghép "đột tử" thì lúc này bỏ thêm tiền để mua iPhone quốc tế xách tay là sự lựa chọn hợp lí hơn.
Nếu muốn an tâm hơn nữa về chất lượng do khu vực chúng ta sinh sống không có cửa hàng xách tay uy tín, lúc này mua iPhone quốc tế chính hãng đã dùng rồi tại các hệ thống lớn sẽ là quyết định ổn nhất. Bỏ tiền ra dĩ nhiên ai cũng muốn có máy tốt, đặc biệt là iPhone. Thế nên theo mình đây là lúc để lúc ta tạm biệt iPhone lock rồi.
Hỏi đáp & đánh giá Thị trường SIM ghép: Cuộc đua của Apple & những kẻ bẻ khoá, hay thương lái Trung Quốc trục lợi?
0 đánh giá và hỏi đáp
Bạn có vấn đề cần tư vấn?
Gửi câu hỏi