5 cuộc đối đầu kinh điển nhất trong làng công nghệ số Thế Giới

- 00:54 02/12/2017

Tin công nghệ

0

1450

face_800x450

Bất cứ một lĩnh vực nào, từ thể thao, thực phẩm cho đến giải trí, chúng ta đều được chứng kiến những cuộc đối đầu kinh điển giữa các công ty, tập đoàn hàng đầu. Và mảng công nghệ cũng thế, thậm chí còn "nóng" hơn rất nhiều khi so các mảng khác nữa.

Và bây giờ hãy cùng điểm qua 5 cuộc đối đầu kinh điển nhất do Techspot tổng hợp nhé.

>> Thật "Nguy Hiểm" khi bạn không biết iPhone Lock là gì ? Tìm hiểu ngay !

1. Apple vs Samsung

Cả hai bên đã đưa nhau ra tòa án không ít lần trong nhiều năm vừa qua vì vấn đề về sao chép thiết kế. Apple thậm chí còn yêu cầu cấm một số dòng thiết bị thế hệ cũ của Samsung không được lên kệ tại Mỹ vì đã vi phạm các bằng sáng chế của "Táo khuyết".

Nhìn tới fan của hai bên. fan của Apple sẽ cho rằng iPhone tốt hơn vì ứng dụng được tối ưu hóa, cập nhật hệ điều hành thường xuyên và toát lên phong cách nhiều hơn.

 

Về phía đối diện, người dùng smartphone Galaxy sẽ cho rằng điện thoại của Samsung mới là nhất vì có thể tùy biến đa dạng, mở rộng được bộ nhớ và chạy trên nền tảng mở Android.

Và sự thật là cả hai hãng luôn có những video clip quảng cáo thương mại mang tính châm biếm lẫn nhau. Nhưng dù gì thì cuộc chiến giữa Samsung và Apple đã giảm bớt đi phần căng thẳng do họ đang dần trở thành đối tác của nhau.

Xem thêm: Vì sao sau tất cả, Samsung và Apple lại phải cần đến nhau?

2. Microsoft vs Apple

Đây được xem là một trong những cuộc đối đầu kinh điển trong làng công nghệ. "Trận chiến" giữa Apple và Microsoft diễn ra từ những năm 80 và kéo dài đến tận ngày nay.

Dù ở bất kì mặt trận nào, cả hai đều có những sản phẩm để làm đối trọng của nhau. Điển hình như Mac vs PC, Windows vs MacOS, iPad Pro vs Surface Pro.

Apple từng là bàn đạp giúp đưa Microsoft lên đỉnh với Windows

Trước đó, mối quan hệ của hai công ty này khá êm đẹp vì Microsoft thiết kế phần mềm cho máy tính Apple II. Bill Gates thậm chí còn đùa rằng công ty của ông có nhiều nhân viên dùng máy Mac hơn cả Apple của Steve Jobs. Mối hảo hữu chính thức bị phá vỡ khi Jobs cáo buộc Gates đã sao chép ý tưởng giao diện người dùng của Macintosh OS lên Windows.

Khi bị cáo buộc, Gates chỉ đáp: "Vâng, Steve, tôi nghĩ rằng có nhiều cách để nhìn nhận vấn đề. Chúng ta đều có một "anh hàng xóm"  giàu có là Xerox và tôi đã đột nhập vào nhà của anh ta để lấy chiếc TV nhưng tiếc thay, ông (Jobs) đã lấy trước rồi". Điều này hàm ý rằng Xerox mới là công ty đầu tiên làm ra giao diện người dùng chứ không phải Apple.

Sau đó Microsoft và Apple đã có mối quan hệ phức tạp trong 15 năm. Họ là đối thủ trong mảng máy tính cá nhân nhưng Apple vẫn còn phụ thuộc vào một số phần mềm do Miccrosoft làm ra như Word hay Excel trên máy Mac.

office_800x450

Trong năm 1997, khi Apple còn gặp khó khăn, Steve Jobs đã từng đề nghị với Microsoft một bản hợp đồng 5 năm để công ty này phát triển phần mềm Internet Explorer và Office cho máy Mac, Microsoft cũng từng đầu tư đến 150 triệu USD cho đối thủ của mình để cứu họ khỏi cảnh phá sản.

Sau này khi mối quan hệ đã dần bớt căng thẳng, hai bên đã dần hợp tác lại với nhau. Tim Cook - CEO của Apple cho rằng hai bên có thể hợp tác nhiều hơn thay vì đối đầu.

Xem thêm: Microsoft và Apple: Bao giờ "cuộc chiến sao chép" kết thúc?

3. Google vs Apple

Sau khi HTC giới thiệu smartphone chạy Android vào tháng 1/2010, Steve Jobs đã nói:"Tôi sẵn sàng dành những hơi thở cuối cùng của mình, và tôi cũng sẵn lòng chi đến xu cuối cùng trong tài khoản 40 tỉ USD của Apple để chứng minh rằng đó là một quyết định sai lầm".

"Tôi sẽ kết liễu Android vì nó giống như một sản phẩm được sao chép." - Cố CEO Apple thêm vào.

Android va ios

Mối quan hệ giữa Google và Apple không hề tệ trước thời điểm đó vì các ứng dụng của Googe như Tìm kiếm, Bản đồ hay YouTube được cài đặt trên bất kí chiếc iPhone nào.

Có thể thấy Jobs rất tức giận, thậm chí biến thành tư thù cá nhân vì trước đó Eric Schmidt, cựu CEO của Google, lại nằm trong ban lãnh đạo của Apple khi Android được giới thiệu vào tháng 11/2007.

Và rồi từ thời điểm đó, cuộc chiến pháp lý giữa 2 bên bắt đầu, Apple đã kiện cả HTC, Samsung và các đối tác của Google. Đến mức Jobs đã nói với Schmidt vào năm 2010 rằng: "Tôi không cần tiền của ông. Dù ông có chi ra tới 5 tỉ USD tôi cũng không cần. Tôi có rất nhiều tiền, vậy nên tất cả những gì tôi yêu cầu là ông ngừng mang ý tưởng của chúng tôi lên Android".

Cho đến bây giờ mối quan hệ giữa 2 bên vẫn còn rất phức tạp, nhưng Google vẫn chịu nhượng bộ khi đã trả 1 tỉ USD vào năm 2014 để có bản hợp đồng cho phép họ là nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm mặc định trên iOS.

4. AMD vs Intel

 amd_vs_intel-cpu1

Hai công ty nào đều được thành lập vào cuối những năm 60, và 20 năm sau thì cuộc đối đầu mới được diễn ra.

Lúc đầu mọi chuyện khá êm đềm, Intel muốn có một hợp đồng sở hữu bản quyền chéo với AMD vào năm 1976, và năm 1982 hai bên cùng kí vào một hợp đồng trao đổi công nghệ. 

Mối quan hệ bắt đầu tệ đi vào giữa thập niên 80 khi Intel từ chối cấp phép cho AMD sử dụng công nghệ trên vi xử lí 386 của họ.

AMD bảo rằng đó là một phần trong kế hoạch độc quyền vi xử lí cho PC của Intel, và vào năm 1987 AMD cáo buộc Intel đã phá vỡ hợp đồng mà hai bên đã kí kết 5 năm trước.

intel_800x441

AMD đã kiến nghị lên tòa án về sự việc này và cuộc chiến pháp lý đã chính thức diễn ra. Đến tận năm 1995 họ mới đồng ý hòa giải để tiếp tục phát triển.

Lúc này Intel nhận được 58 triệu USD còn AMD chỉ nhận lại 18 triệu USD nhưng kèm theo giấy phép vĩnh viễn được sử dụng các đoạn mã vi mô cho dòng chip 386 và 468 của Intel.

Ngày nay, Intel tiếp tục thống trị thị trường vi xử lí do máy tính, trong khi đó AMD cùn đang dần đuổi kịp và thế mạnh của hãng này hiện nay là card đồ họa cho máy tính cũng như các thiết bị chơi game khác.

5. Nintendo vs Sega

nintendo_800x533

Cả hai trở thành đối thủ của nhau trên mặt trận máy chơi game thùng (hay còn được gọi là điện tử xu/xèng), máy chơi game cầm tay và hệ máy console nữa.

Các tựa game thùng do Sega làm ra đã thống trị nền công nghiệp game trong khoảng thời gian từ 1978 đến 1983. Lúc này Nintendo cũng không chịu kém cạnh khi họ đã nhanh chóng có được thành công với 2 tựa game kinh điển là Donkey Kong vào năm 1981 và Mario Bros vào năm 1983.

Chưa dừng lại ở đó, các thiết bị chơi game do Nintendo và Sega làm ra cũng nhanh chóng trở thành đối thủ của nhau. Nhưng sau đó Nintendo đã có sự vượt trội hơn hẳn do chiếc máy NES của họ (ở VN gọi là điện tử băng) đã nhanh chóng trở thành thiết bị chơi game bán chạy nhất mọi thời đại.

Còn Sega cũng đã được đứng trên đỉnh nhưng không lâu do một mình tựa game Sonic không thể giúp họ mãi duy trì thành công. 

Như vậy chúng ta đã điểm qua 5 cuộc đối đầu kinh điển nhất. Và cuộc đối đầu nào làm bạn cảm thấy phấn khích và đáng quan tâm nhất? Hãy để lại ý kiến của bạn trong phần bình luận nhé.

Hỏi đáp & đánh giá 5 cuộc đối đầu kinh điển nhất trong làng công nghệ số Thế Giới

5/5

0 đánh giá và hỏi đáp

5 Sao
compelete
0
4 Sao
compelete
0
3 Sao
compelete
0
2 Sao
compelete
0
1 Sao
compelete
0

Bạn có vấn đề cần tư vấn?

Gửi câu hỏi

Bạn chấm bài viết này bao nhiêu sao?