Đừng làm 9 điều sau nếu không muốn smartphone Android của bạn biến thành cục gạch

- 06:25 16/08/2016

Tin công nghệ

0

681

Điện thoại di động là một thiết bị phức tạp và nếu không sử dụng đúng cách, chúng có thể hỏng hóc phần mềm bất cứ lúc nào.

Hầu hết chúng ta khi sử dụng một smartphone Android đều có thói quen lướt qua các diễn đàn công nghệ để tìm hiểu những thủ thuật, mẹo vặt dành cho nền tảng này, giúp mang lại những trải nghiệm tuyệt vời hơn. Tuy nhiên, không phải thủ thuật, mẹo vặt nào cũng vô hại. Hãy tìm hiểu bài viết này để tránh những hỏng hóc ngoài ý muốn.

 Tham khảo sản phẩm đang hot của Samsung: Samsung S6 cũSamsung S6 Edge cũSamsung S7 cũ,Samsung S7 Edge cũ với giá bán cực kỳ sốc.

1. Từ chối đăng nhập tài khoản Google

Nền tảng Android thuộc quyền sở hữu của Google, do đó, nếu bạn từ chối đăng nhập tài khoản Google trên một smartphone Android đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi kho ứng dụng Google Play và rất nhiều tính năng hữu dụng trên máy. Ngoài ra, trong trường hợp thiết bị của bạn gặp sự cố, bạn cũng không thể sao lưu và đồng bộ dữ liệu.

Việc đăng nhập tài khoản Google chỉ gói gọn trong vài bước nhỏ rất đơn giản trong khi tác dụng nó đem lại vô cùng lớn. Vì thế đừng bỏ qua bước này khi sử dụng smartphone Android.

2. Cài đặt ứng dụng liên quan đến việc kiểm soát thời lượng pin

Chắc chắn ai trong chúng ta cũng đã từng tìm kiếm một ứng dụng kiểu như thế này. Nhưng trên thực tế, chúng chẳng giúp gì cho việc kéo dài thời lượng pin trên máy của bạn. Ngược lại, những ứng dụng này thường xuyên chạy ngầm, khiến thiết bị phải cung cấp pin cho nó nhiều hơn.

3. Cài đặt quá nhiều phần mềm diệt virus

Sự thật là rất nhiều người cài tới 3, 4 phần mềm diệt virus trên máy của mình vì nghĩ rằng nó sẽ được bảo mật tốt hơn. Trên thực tế, không phải phần mềm nào cũng hiệu quả và việc cài chồng chéo nhiều phần mềm một lúc vừa tốn tài nguyên bộ nhớ vừa dễ xảy ra xung đột. 

Để bảo vệ máy, bạn chỉ cần cài một phầm mềm diệt virus mà bạn cho là tốt nhất trên thị trường. Trong trường hợp muốn thay thế bằng một ứng dụng khác, bạn nên xoá ứng dụng cũ đi trước khi cài đặt.

4. Cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc

Android là một hệ điều hành mã nguồn mở, qua đó đem lại rất nhiều lợi ích và cả những mối hiểm hoạ tiềm tàng cho người dùng. Một trong những việc đem lại rủi ro là cài ứng dụng không rõ nguồn gốc.

Nếu cài phải các ứng dụng nhiễm mã độc, chúng ta có thể bị đánh cắp thông tin, mất quyền kiểm soát máy, bị hack mạng xã hội v.v.. Vì thế hãy sáng suốt khi cài các ứng dụng .apk không rõ nguồn gốc.

5. Bỏ qua các phiên bản cập nhật phần mềm

Không có smartphone nào hoàn hảo. Vì thế, nhà sản xuất luôn cố gắng đưa ra những bản cập nhật phần mềm mới nhất để vá lỗi.

Thế nhưng, có nhiều người không quan tâm đến những gói cập nhật này và bỏ qua việc tải về cho dù nó chẳng tốn mấy thời gian. Điều này làm họ có thể bỏ lỡ các tính năng đáng giá trong bản cập nhật như tiết kiệm pin hơn, giao diện mượt mà hơn hoặc đẹp hơn..

6. Mang toàn bộ mọi thứ ra màn hình chính

Dù cho các smartphone hiện nay đều có màn hình khá lớn, nhưng việc đem hết các icon, widget ra màn hình chính sẽ chỉ làm rối mắt và khiến máy chậm chạp hơn. Hãy giữ màn hình chính smartphone gọn gàng nhất có thể. Điều này có thể tiết kiệm khá nhiều pin & tăng tính thẩm mỹ cho máy.

7. Xóa những tập tin không hề biết nó là gì

Nhiều lúc bạn sẽ gặp phải tình trạng bộ nhớ đầy và  muốn xoá đi một vài file bạn cho là không cần thiết. Nhưng lời khuyên là bạn không nên xoá bất cứ tập tin nào trong hệ thống khi không biết chính xác nó là gì. Bởi nếu trong trường hợp xoá nhầm dù chỉ một file nhỏ, hệ thống cũng có thể bị lỗi và chúng ta sẽ phải cài lại hệ điều hành.

8. Để thiết bị cạn pin

Hiện nay, hầu hết thiết bị di động đều sử dụng loại pin Lithium-ion, giúp chúng ta có thể sạc máy bất cứ lúc nào mà không sợ chai pin. Tuy nhiên, có một điều chúng ta nên tránh là để thiết bị cạn kiệt pin đến mức 0% rồi mới sạc. Lý do là vì pin Lithium-ion chỉ phát huy độ bền tối đa khi không ở mức pin dưới 20%.

9. Root máy

Đây là một khái niệm quen thuộc với hầu hết người dùng Android khi nó cho phép bạn chiếm quyền quản trị cao nhất của hệ thống, từ đó có thể thoải mái tuỳ chỉnh các thứ các như giao diện, biểu tượng, hoặc cài các ứng dụng ngoài.

Thế nhưng, việc root một chiếc smartphone Android đồng nghĩa với việc bạn sẽ đánh mất quyền bảo hành của nó. Hơn nữa, không phải máy nào cũng có khả năng un-root, nghĩa là quay lại trạng thái ban đầu sau khi root. Nếu root không thành công, khả năng những chiếc máy đó sẽ trở thành cục chặn giấy là rất cao.

Trên đây là những lưu ý để bạn có thể sử dụng chiếc smartphone của mình lâu bền nhất. Nếu có bất cứ hỏng hóc nào cần sửa chữa điện thoại Oppo hoặc giải đáp những thắc mắc, hãy gọi điện theo hotline để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp tốt nhất nhé!

Theo kenh14.vn

Được viết bởi
Giới thiệu ngắn về Đỗ Đức Sang Đỗ Đức Sang là nhân viên Marketing của MobileCity. Mình rất thích sách và cũng thích viết nữa. Mình luôn thích viết ra những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân ở bất cứ khoảnh khắc nào đặc biệt để lưu giữ lại làm kỉ niệm. Với bản thân Đỗ Đức Sang, viết chính là gửi gắm lại những cảm xúc, cảm nhận, đánh giá chân thực nhất của mình với một vấn đề nào đó. Bởi vậy, ...

Hỏi đáp & đánh giá Đừng làm 9 điều sau nếu không muốn smartphone Android của bạn biến thành cục gạch

5/5

0 đánh giá và hỏi đáp

5 Sao
compelete
0
4 Sao
compelete
0
3 Sao
compelete
0
2 Sao
compelete
0
1 Sao
compelete
0

Bạn có vấn đề cần tư vấn?

Gửi câu hỏi

Bạn chấm bài viết này bao nhiêu sao?